Skip to content

Latest commit

 

History

History
1614 lines (1131 loc) · 35.4 KB

File metadata and controls

1614 lines (1131 loc) · 35.4 KB

Danh sách những câu hỏi trong phỏng vấn Javascript

issues forks stars LICENSE

background

Những lý thuyết này cung cấp cho bạn danh sách các câu hỏi phỏng vấn JavaScript thường được hỏi với câu trả lời cho người mới bắt đầu. Các câu hỏi không sắp xếp theo thứ tự khó dần lên bạn có thể lướt hết qua mọi thứ để thử thách bản thân mình.

Nếu bạn có câu hỏi phỏng vấn JavaScript nào hay thì chia sẻ cho mọi người bằng cách bằng cách tạo issue hoặc pull request cho mình 🚀.

Danh sách các ngôn ngữ khác:

Let's go !!!

Câu 0: Javascript là gì?

JavaScript, theo phiên bản hiện hành, là một ngôn ngữ lập trình thông dịch được phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu. Ngôn ngữ này được dùng rộng rãi cho các trang web (phía người dùng) cũng như phía máy chủ (với Nodejs).


Câu 1: Sự khác nhau giữa JavaScript và JScript là gì?

Đơn giản bạn có thể nói JScript giống như JavaScript, nhưng nó được cung cấp bởi Microsoft.


Câu 2: Trong javascript đối tượng window được sử dụng để làm gì?

Đối tượng window được tạo tự động bởi trình duyệt đại diện cho một cửa sổ trình duyệt. Nó được sử dụng để hiển thị hộp thoại bật lên như hộp thoại alert, confirm, v.v. và mọi thứ trong Javascript như object, functions, variables đều có thể trở thành window object bao gồm cả HTML DOM.

Ví dụ:

window.document.getElementById("header");
hoặc:
document.getElementById("header");


Câu 3: Sự khác nhau giữa == và === là gì?

Toán tử == chỉ kiểm tra tính bằng nhau, còn === kiểm tra tính bằng nhau và giá trị kiểu dữ liệu tức là phải cùng kiểu dữ liệu.

Ví dụ:

var number1 = 12;
var number2 = '12';

console.log('log 1: ', number1 == number2)
console.log('log 2: ', number1 === number2)
Đáp án:

log 1: true
log 2: false


Câu 4: Negative Infinity là gì?

Negative Infinity là một số trong JavaScript có thể được bắt nguồn bằng cách chia số âm cho 0. Khi nào sử dụng nó, khi nó là một số hoặc Number object và nó sẽ return về undefined.

Ví dụ:

var my_number = 100;
my_number.NEGATIVE_INFINITY;

console.log(my_number)
Đáp án:

undefined


Câu 5: Cách để xử lý các ngoại lệ trong JavaScript?

Sử dụng khối try/catch, chúng ta có thể xử lý các ngoại lệ trong JavaScript. JavaScript hỗ trợ các từ khóa try, catch, finally, throw để xử lý ngoại lệ.

Ví dụ:

function check(x) {
  try {
    if (x == "") throw "empty";
    if (isNaN(x)) throw "not a number";
    x = Number(x);
    if (x < 5) throw "too low";
    if (x > 10) throw "too high";
  }
  catch (err) {
    console.log("catch ", err)
  }
}

console.log(check(""))
console.log(check("test"))
console.log(check(55))
Đáp án:

catch empty
undefined
catch not a number
undefined
catch too high
undefined


Câu 6: Hàm isNaN() là gì?

Hàm isNaN() trả về true nếu giá trị của biến không phải là một số.

Ví dụ:

console.log(isNaN(123))
console.log(isNaN(0))
console.log(isNaN('Hello'))
console.log(isNaN('2005/12/12'))
console.log(isNaN(''))
console.log(isNaN(true))
console.log(isNaN(undefined))
Đáp án:

false
false
true
true
false
false


Câu 7: Cách để comment trong Javascript?

Sử dụng // cho một dòng

hoặc

sử dụng /* nội dung */ cho nhiều dòng

Ví dụ:

// Khai báo biến
var number = 2;

/*
  Đây là cách
  để comment
  nhiều dòng
*/
var girl_friend = null;

Câu 8: Tại sao 0.1 + 0.2 không bằng 0.3 ?

Vấn đề này liên quan đến việc Javascript lưu trữ dữ liệu float ở dạng nhị phân chính xác tới từng con số sau dấu phẩy.

Giải pháp:

  • Sử dụng hàm toFixed()
  • Mẹo nhỏ là nhân với 10 và chia cho 10
  • Tham khảo các hàm làm tròn như round(), v.v.

Ví dụ:

console.log(0.1 + 0.2)

// Amazing !
var x = (0.2 * 10 + 0.1 * 10) / 10;
console.log(x)  

// Sử dụng toFixed()
var number = 0.1 + 0.2;
console.log(number.toFixed(2))
Đáp án:

0.30000000000000004
0.3
0.3


Câu 9: Phân biệt giữa Function Declaration và Function Expression.

Function declaration sử dụng từ khóa function rồi đến tên hàm. Còn Function expression bắt đầu bằng var, let hoặc const, theo sau là tên của hàm và toán tử =.

Ví dụ:

// Function Declaration
 function sum(x, y) {
   return x + y;
 };
 
 // Function Expression: ES5
 var sum = function(x, y) {
   return x + y;
 };
 // Function Expression: ES6+
 const sum = (x, y) => { return x + y };

Câu 10: Tại sao Math.max() lại nhỏ hơn Math.min().

Khi chạy code Math.max() > Math.min(), giá trị trả về là False, nghe có vẻ không hợp lý. Tuy nhiên, nếu không có tham số nào được truyền vào, Math.min() trả về InfinityMath.max() trả về -Infinity. Vậy nên Math.max() < Math.min().

Nếu tham số xuất hiện là infinity và một số nào khác, kết quả trả về sẽ là số có giá trị đó.

Ví dụ:

var infinity = 5

var value1 = Math.min(1)
var value2 = Math.min(1, infinity)
var value3 = Math.min(1, -infinity)

console.log(value1)
console.log(value2)
console.log(value3)
Đáp án:

1
1
-5


Câu 11: Closure trong Javascript là gì?

Dể hiểu, closure là 1 hàm nội truy cập đến các biến bên ngoài phạm vi của nó. Closure có thể được sử dụng để implement privacy và tạo ra các function factory.

Ví dụ:

const arr = [1, 2, 3, 4];

for (var i = 0; i < arr.length; i++) {
  setTimeout(function() {
    console.log(i);
  }, 10);
}
Đáp án:

4
4
4
4

Lý do là bởi vì hàm setTimeout sẽ tạo ra 1 function (closure) có thể truy cập phạm vi bên ngoài nó, vòng loop sẽ chứa index i. Sau 10ms, hàm được thực thi và nó sẽ log ra giá trị của i, là giá trị cuối cùng của vòng lặp (4).


Câu 12: Hàm encodeURI() là gì?

Hàm này mã hóa các ký tự đặc biệt, ngoại trừ :, /? : @ & = + $ #

Để mã hóa ngược chuỗi đó lại mình sử dụng hàm decodeURI().

Ví dụ:

var uri = "my test.asp?name=ståle&car=saab";
var res = encodeURI(uri);

console.log(res)
Đáp án:

my%20test.asp?name=st%C3%A5le&car=saab


Câu 13: Array() khác với [] như nào trong khi tạo ra một array trong JavaScript?

Nếu sử dụng cách tạo array initializer nó sẽ tạo ra danh sách các phần tử trong mảng và được ngăn cách bởi dấu phẩy.

Ví dụ:

var arr1 = [5]
var arr2 = new Array(5)

console.log(arr1)
console.log(arr2)
Đáp án:

[ 5 ]
[ <5 empty items> ]


Câu 14: Strict mode trong JavaScript là gì?

Strict theo nghĩa tiếng Việt là "nghiêm khắc". Strict Mode là một quy mẫu nghiêm khắc trong Javascript. Nếu như việc viết code bình thường là Normal mode, thì Strict Mode sẽ có thêm các quy định khác so với Normal mode.

Ví dụ:

"use strict";

function foo(){
  var bar = 0;
  return bar;
}

bar = 1;
Đáp án:

Xảy ra lỗi: ReferenceError: bar is not defined


Câu 15: Variable typing trong JavaScript là gì?

JavaScript là một ngôn ngữ rất lỏng lẻo. Biến chỉ được xác định khi giá trị được gán và có thể thay đổi khi biến xuất hiện trong các ngữ cảnh khác nhau. Lên đơn giản nó là kiểu dữ liệu của biến đó.

Để kiểm tra kiểu dữ liệu của biến đó ta dùng typeof trong Javascript.

Ví dụ:

var length = 16;
var lastName = "Johnson";
var x = { firstName: "John", lastName: "Doe" };

console.log(typeof length)
console.log(typeof lastName)
console.log(typeof x)
Đáp án:

number
string
object


Câu 16: Các kiểu dữ liệu trong Javascript là gì?

Javascript có những kiểu dữ liệu sau:

  • Number
  • String
  • Boolean
  • Object
  • Undefined

Ví dụ:

var a = 5;
var b = "Hello";
var c = true;
var d = { id: 1, name: "Lyly" };

console.log(typeof a)
console.log(typeof b)
console.log(typeof c)
console.log(typeof d)
console.log(typeof e)
Đáp án:

number
string
boolean
object
undefined


Câu 17: this trong Javascript là gì?

Từ khóa this dùng để chỉ đối tượng từ nơi nó được gọi.

Ví dụ:

var Student = {
  name: "Lyly",
  age: 20,
  getName: function(){
      return this.name;
  }
};

console.log(Student.getName())
Đáp án:

Lyly


Câu 18: Khác nhau giữa ViewState và SessionState là gì?

  • ViewState là dành riêng cho một trang trong phiên.

  • SessionState dành riêng cho dữ liệu cụ thể của người dùng có thể được truy cập trên tất cả các trang trong ứng dụng web.


Câu 19: Làm sao để thay đổi style/class của element?

Có thể sử dụng document để thay đổi style/class.

Ví dụ:

document.getElementById("myId").style.fontSize = "20px";

// or

document.getElementById("myId").className = "newclass";

Câu 20: Các cấu trúc lặp trong Javascript là gì?

Có các vòng lặp sau:

  • for
  • while
  • do-while loops

Ví dụ:

var arr = ["apple", "banana", "mango", "cherry"]

// Sử dụng for
for (let i = 0; i < arr.length; i++) {
  console.log(arr[i]);
}

// Sử dụng while
let j = 0;
while (j < arr.length) {
  console.log(arr[j]);
  j++;
}

// Sử dụng do-while loops
let k = 0;
do {
  console.log(arr[k]);
  k++;
} while (k < arr.length)
Đáp án:

cherry
apple
banana
mango


Câu 21: Kết quả của 5 + 2 + "7" là gì?

Vì 3 và 2 là số nguyên, chúng sẽ cộng vào với nhau và kết quả là số. Còn 7 là một chuỗi, nên Javascipt sẽ hiểu thành nối chuỗi. Vì vậy, kết quả sẽ là 77.

Ví dụ:

console.log(5 + 2 + "7");
Đáp án:

77


Câu 22: Chức năng của delete là gì?

delete dùng để xóa các property cũng như các giá trị.

Ví dụ:

var student = { name: 'Lyly', age: 20 };

delete student.age;

console.log(student)
Đáp án:

{ name: 'Lyly' }


Câu 23: Hàm pop() trong Javascript để làm gì?

pop() trong Javascript dùng để lấy phần tử cuối cùng trong mảng. Điều này thì trái ngược với hàm shift().

Ví dụ:

var number = ["one", "two", "three", "four"]

console.log(number.pop())
console.log(number.shift())
Đáp án:

four
one


Câu 24: Kết quả in ra là gì?

Ví dụ:

var myArray = [[[]]];

console.log(myArray)
Đáp án:

Là một mảng 3 chiều [ [ [] ] ]


Câu 25: letconst trong Javascript là gì?

Từ khóa let & const được giới thiệu trong phiên bản ES6 với tầm nhìn tạo ra hai loại biến khác nhau trong javascript, một loại là bất biến và loại khác là có thể thay đổi.

  • const: Nó được sử dụng để tạo ra một biến bất biến. Biến không thay đổi là các biến có giá trị không bao giờ thay đổi trong vòng đời hoàn chỉnh của chương trình.

  • let: let được sử dụng để tạo một biến có thể thay đổi. Các biến có thể thay đổi là các biến bình thường như var có thể thay đổi bất kỳ số lượng thời gian nào.

Ví dụ:

let name  = "Lyly";

const age = 18;

name = "John";
age = 20;

console.log(name)
console.log(age)
Đáp án:

John
TypeError: Assignment to constant variable.


Câu 26: Làm sao để thêm hoặc xóa sửa trong object Javascript?

Ta có thể thêm một thuộc tính vào một đối tượng bằng object.property_name = value, delete object.property_name để xóa một thuộc tính.

Ví dụ:

let user = new Object();

user.name = 'Lyly';
user.age = 20;

console.log(user);

delete user.age;

console.log(user);
Đáp án:

{ name: 'Lyly', age: 20 }
{ name: 'Lyly' }


Câu 27: Cách để xóa các phần tử giống nhau trong mảng sử dụng ES6?

Dưới đây là một số cách:

Ví dụ:

var array = [1, 2, 6, 5, 3, 2, 6];

// Sử dụng Set
console.log(...new Set(array))

// Sử dụng filter
console.log(
  array.filter((item , index ) => 
    array.indexOf(item) === index 
  )
)

// Sử dụng reduce
console.log(
  array.reduce((uniq, item) => 
    uniq.includes(item) ? uniq : [...uniq, item], [] 
  )
)
Đáp án:


1 2 6 5 3
[ 1, 2, 6, 5, 3 ]
[ 1, 2, 6, 5, 3 ]


Câu 28: Khác nhau giữa từ khóa undefinednull là gì?

Khi bạn khởi tạo ra một biến nhưng không gán giá trị cho nó thì sẽ là undefined. Còn null là một object.

Ví dụ:

var a;

console.log(typeof a)
console.log(typeof null)
Đáp án:

undefined
object


Câu 29: Một số Framework để test Javascript là gì?

Các framework phổ biến nhất hiện nay:

  • Unit.js
  • Jasmine
  • Karma
  • Chai
  • AVA
  • Mocha
  • JSUnit
  • QUnit
  • Jest

Ví dụ:

// Sử dụng Chai
var answer = 43;

expect(answer).to.equal(42);
Đáp án:

AssertionError: expected 43 to equal 42.


Câu 30: exportimport là gì?

export hay import là cách để ta tạo ra các module trong Javascript. Bằng cách đó, ta có thể chia các phần nhỏ trong dự án để dễ quản lý. import cho phép ta lấy một số biến hoặc một phương thức nào đó của file. Còn export là biến một file thành một module. Xem ví dụ để hiểu hơn.

Ví dụ:

// person.js

let name = 'Lyly', occupation = 'developer', age = 20;

export {
  name,
  age,
}; 

//index.js

import { name, age } from './person';

console.log(name);
console.log(age);
Đáp án:

Lyly
20


Câu 31: Làm sao để chuyển đổi ngày trong Javascript thành tiêu chuẩn ISO?

Hàm toISOString() được sử dụng để chuyển đổi ngày javascript thành tiêu chuẩn ISO. Nó chuyển đổi đối tượng Ngày JavaScript thành một chuỗi, sử dụng tiêu chuẩn ISO.

Ví dụ:

var date = new Date();
var n = date.toISOString();

console.log(n);
// YYYY-MM-DDTHH:mm:ss.sssZ

Câu 32: Cách để clone một object trong Javascript?

Hàm Object.assign() được sử dụng để clone một đối tượng trong Javascript. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng clone của lodash. Lodash là một framework sử lý mạnh mẽ mảng và object. Xem thêm tại Lodash

Ví dụ:

var x = { name: "Lyly" };
var y = Object.assign({}, x); 

console.log(y)
Đáp án:

{ name: 'Lyly' }


Câu 33: Cách để tạo mảng trong Javascript?

Có 3 cách khác nhau để tạo mảng trong Javascript. Xem ví dụ

Ví dụ:

var arr1 = [1, 2, 3, 4];

var arr2 = new Array();

var arr3 = new Array(1, 2, 3, 4);

console.log(arr1)
console.log(arr2)
console.log(arr3)
Đáp án:

[ 1, 2, 3, 4 ]
[]
[ 1, 2, 3, 4 ]


Câu 34: Các sự kiện chuột HTML DOM là gì?

Một số sự kiện chuột trong DOM như:

  • onclick
  • ondblclick
  • mousemove
  • mousedown
  • mouseover
  • mouseout
  • mouseup

Câu 35: Giá trị in ra màn hình là gì?

Ví dụ:

console.log(undefined * 2)

console.log(null * 2)

console.log("" * 2)
Đáp án:

NaN
0
0


Câu 36: Tại sao 018 - 017 = 3 trong Javascript?

Việc 018 - 017 trả về 3 là kết quả của chuyển đổi loại im lặng. Trong trường hợp này, ta nói về số bát phân.

Ví dụ:

console.log(018 - 017)
Đáp án:

3


Câu 37: Phân biệt giữa test() và exec()?

Cả test()exec() đều là biểu thức RegExp. Xem chi tiết

  • Sử dụng test() sẽ search chuỗi trong theo giá trị ta truyền vô, nếu chuỗi đó tồn tại thì sẽ return về Boolean giá trị là 'true' hoặc 'false'.

  • Sử dụng exec() sẽ search chuỗi trong theo giá trị ta truyền vô, nếu chuỗi đó tồn tại thì sẽ return về chuỗi đó, nếu không sẽ return về giá trị 'null'.

Ví dụ:

var str = "The best things in life are free";
var patt = new RegExp("b");

var res_test = patt.test(str);
var res_exec = patt.exec(str);

console.log(res_test)
console.log(res_exec)
Đáp án:

true
[ 'b', index: 4, input: 'The best things in life are free' ]


Câu 38: Kết quả in ra là gì?

Ví dụ:

setTimeout(function () {
  console.log('first line');
}, 0);

console.log('second line');

console.log('third line');
Đáp án:

second line
third line
first line

Khi có setTimeout() tiến trình trở thành bất đồng bộ. Ta cần chờ mọi thứ trong stack hoàn thành trước.


Câu 39: Các cách để accessed vào HTML element trong Javascript?

Có những cách sau:

  • getElementById() lấy một element bằng tên id.
  • getElementsByClass() lấy một element bằng tên class.
  • getElementsByTagName() lấy một element bằng tên của tag name.
  • querySelector() đây là function css style selector và sẽ return về giá trị đầu tiên.

Ví dụ:

<!DOCTYPE html>
<html>
<body>

<p id="demo">Click the button to change the text in this paragraph.</p>
<p class="demo">Click the button to change the text in this paragraph.</p>
<h5>Click the button to change the text in this paragraph.</h5>
<p class="example">Click the button to change the text in this paragraph.</p>

<script>
  // Sử dụng getElementById()
  document.getElementById("demo").innerHTML = "Hello World";
  
  // Sử dụng getElementsByClassName()
  document.getElementsByClassName("demo")[0].innerHTML = "Hello World!";
  
  // Sử dụng getElementsByTagName()
  document.getElementsByTagName("h5")[0].innerHTML = "Hello World!";
  
  // Sử dụng querySelector()
  document.querySelector(".example").style.backgroundColor = "red";
</script>

</body>
</html>

Câu 40: Có mấy cách sử dụng Javascript trong HTML?

Có 3 cách sau:

  • Inline
  • Internal
  • External

Ví dụ:

<!-- Inline -->
<a href="#" onclick="(function(){alert('Hello world');})()">Click Me</a>

<!-- Internal -->
<script>
console.log('Hello world')
</script>

<!-- External -->
<script type="text/javascript" src="external.js">

// file external.js
console.log('Hello world')

Câu 41: Một số framework UI của Javascript là gì?

Một số framework UI nổi tiếng của Javascript hiện nay là:

  • React
  • Angular
  • Vue
  • Meteor
  • Ember

Ví dụ:

// React
class HelloMessage extends React.Component {
  render() {
    return (
      <div>
        Hello {this.props.name}
      </div>
    );
  }
}

ReactDOM.render(
  <HelloMessage name="Taylor" />,
  document.getElementById('hello-example')
);
Đáp án:

Hello Taylor


Câu 42: Kết quả in ra là gì?

Ví dụ:

var a = (! +[] + [] + ![])

console.log(a.length)
Đáp án:

9
Đây là điều thú vị của Javascript.


Câu 43: Sự khác nhau giữa .forEach và .map trong Javascript là gì?

.forEach

  • Vòng lặp dựa vào các phần tử có trong mảng.
  • Thực hiện callback cho mỗi vòng lặp.
  • Không trả về giá trị.

.map

  • Vòng lặp dựa vào các phần tử có trong mảng.
  • Hàm map sẽ lặp qua từng phần tử nhưng sẽ tạo ra một mảng mới dựa trên các giá trị trong vòng lặp.

Ví dụ:

const a = [1, 2, 3];

const ex1 = a.forEach((num, index) => {
  // Làm 1 điều gì đó
});

const ex2 = a.map(num => {
  return num * 2;
});

console.log(ex1)
console.log(ex2)
Đáp án:

undefined
[ 2, 4, 6 ]


Câu 44: JSON là gì và cách sử dụng?

JSON là một định dạng dữ liệu dựa trên văn bản theo cú pháp đối tượng JavaScript.

Ví dụ:

// Chuyển object qua JSON
var obj1 = [{ id: 1, name: 'Lyly' }, { id: 2, name: 'May' }];

console.log(JSON.stringify(obj1))

// Chuyển JSON về object
var obj2 = '{ "id": 9, "name": "Lyly", "age": "20", "city": "New York" }'

console.log(JSON.parse(obj2))
Đáp án:

[{"id":1,"name":"Lyly"},{"id":2,"name":"May"}]
{ id: 9, name: 'Lyly', age: '20', city: 'New York' }


Câu 45: Sự khác nhau giữa slicesplice là gì?

slice splice
Không làm thay đổi mảng ban đầu Có thể bị thay đổi mảng ban đầu
Trả về tập hợp con của mảng ban đầu Trả về các phần tử bị xóa khỏi mảng ban đầu
Sử dụng để lấy các phần tử con trong mảng Sử dụng để thêm hoặc xóa phần tử của mảng

Ví dụ:

// Sử dụng slice
var fruits = ["Banana", "Orange", "Lemon", "Apple", "Mango"];

var citrus = fruits.slice(1, 3);

console.log(fruits)
console.log(citrus)

// Sử dụng splice
var fruits = ["Banana", "Orange", "Apple", "Mango"];

fruits.splice(2, 0, "Lemon", "Kiwi");

console.log(fruits)
Đáp án:

[ 'Banana', 'Orange', 'Lemon', 'Apple', 'Mango' ]
[ 'Orange', 'Lemon' ]

[ 'Banana', 'Orange', 'Lemon', 'Kiwi', 'Apple', 'Mango' ]


Câu 46: Higher order function trong Javascript là gì?

Higher order function là hàm chấp nhận hàm khác làm đối số hoặc trả về hàm dưới dạng giá trị trả về.

Ví dụ:

const higherOrderFunc = () => console.log("Hello world !");

const higherOrder = ReturnHigherOrderFunc => ReturnHigherOrderFunc();

higherOrder(higherOrderFunc);
Đáp án:

Hello world !


Câu 47: Hàm unary trong Javascript là gì?

Hàm unary (monadic) là một hàm chấp nhận chính xác một đối số. Nó là viết tắt của một đối số được chấp nhận bởi một hàm.

Ví dụ:

const unaryFunction = a => console.log(a + 10);

unaryFunction(5)
Đáp án:

15


Câu 48: IIFE (Immediately Invoked Function Expression) trong Javascript là gì?

IIFE (Immediately Invoked Function Expression) là một hàm JavaScript chạy ngay khi được định nghĩa.

Lý do chính để sử dụng IIFE là để có được quyền riêng tư dữ liệu vì bất kỳ biến nào được khai báo trong IIFE đều không thể được truy cập bởi bên ngoài. Tức là, nếu bạn cố gắng truy cập các biến bằng IIFE thì nó sẽ xuất hiện một lỗi như dưới đây:

Ví dụ:

// Ví dụ IIFE
(function () {
  // logic here
}
)();

// Báo lỗi khi chạy
(function () {
  var message = "IIFE";
  console.log(message);
}
)();

console.log(message);
Đáp án:

ReferenceError: message is not defined


Câu 49: Làm thể nào để nhận notification từ server-send?

Ta có thể sử dụng EventSource để nhận thông báo sự kiện do máy chủ gửi. Xem chi tiết EventSource

Ví dụ:

// Ví dụ mẫu
if (typeof (EventSource) !== "undefined") {
  var source = new EventSource("sse_generator.js");
  source.onmessage = function (event) {
    document.getElementById("output").innerHTML += event.data + "<br>";
  };
}

Câu 50: Promise.all trong Javascript là gì?

Promise.all là một hàm sẽ lấy một loạt các Promises làm đầu vào (có thể lặp lại). Phương thức này nhận vào một mảng các promises và chỉ resolve khi tất cả các promises này hoàn thành, hoặc reject khi một trong số chúng xảy ra lỗi.

Ví dụ:

Promise.all([Promise1, Promise2, Promise3])
  .then(result => {
    console.log(result);
  })
  .catch(error => {
    console.log(`Error in promises ${error}`);
  })

Câu 51: Promise.race trong Javascript là gì?

Promise.race nghĩa là hàm promise chạy đua (LOL). Phương thức này nhận vào một mảng các promises và sẽ resolve/reject ngay khi một trong số các promises này hoàn thành/xảy ra lỗi.

Ví dụ:

var promise1 = new Promise(function (resolve, reject) {
  setTimeout(resolve, 500, 'one');
});

var promise2 = new Promise(function (resolve, reject) {
  setTimeout(resolve, 100, 'two');
});

Promise.race([promise1, promise2]).then(function (value) {
  console.log(value);
});
Đáp án:

two


Câu 52: Hàm eval() trong Javascript là gì?

Hàm eval() dùng để tính toán một chuỗi trong Javascript. Nó sẽ nhận vào một chuỗi và biến nó qua phép tính. Chuỗi có thể là biểu thức JavaScript, biến, câu lệnh hoặc chuỗi câu lệnh.

Ví dụ:

var a = "1 + 5 - 3";
var b = "10 / 2" + 6;

console.log(eval(a))
console.log(eval(b))
Đáp án:

3
0.38461538461538464


Câu 53: Ví dụ đơn giản để so sánh 2 object với nhau?

Để so sánh 2 object có khá nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên có một cách rất đơn giản đó là parse qua JSON bằng cách sử dụng JSON.sstringify().

Ví dụ:

var user1 = { name: "Lyly", org: "dev" };
var user2 = { name: "Lyly", org: "dev" };

var dog = { name: "dog", age: 10 };
var cat = { name: "cat", age: 10 };

var compare_user = JSON.stringify(user1) === JSON.stringify(user2);
var compare_animal = JSON.stringify(dog) === JSON.stringify(cat);

console.log(compare_user);
console.log(compare_animal);
Đáp án:

true
false


Câu 54: Khác nhau giữa parameter và argument là gì?

Các parameter là tên biến của định nghĩa hàm, trong khi các argument là các giá trị được cung cấp cho hàm khi nó được gọi.

Ví dụ:

function myFunction(parameter1, parameter2) {
  console.log(arguments[0])
}
myFunction("argument1", "argument2")
Đáp án:

argument1


Câu 55: Kết quả trả về là gì?

Ví dụ:

const a = [1, 2, 3]
const b = [1, 2, 3]
const c = "1,2,3"

console.log(a == c)
console.log(a == b)
Đáp án:

true
false

console.log đầu tiên sẽ trả về là đúng vì trình biên dịch của JavaScript thực hiện chuyển đổi type của biến và do đó, nó so sánh với các chuỗi theo giá trị của chúng. Mặt khác, console.log thứ hai sẽ trả về sai vì Mảng là object và object được so sánh bằng tham chiếu.


Câu 56: Kết quả trả về là gì?

Ví dụ:

function greet() {
  return
  {
    message: "hello"
  }
}

var a = greet();

console.log(a)
Đáp án:

undefined

Do tính năng chèn dấu chấm phẩy tự động (ASI) của JavaScript, trình biên dịch đặt dấu chấm phẩy sau từ khóa trả về và do đó, nó trả về undefined mà không bị lỗi.


Câu 57: Kết quả trả về là gì?

Ví dụ:

console.log(typeof typeof 0);
Đáp án:

string

Do typeof 0 là "number" nên typeof của "number" sẽ là chuỗi. Javascript thật đáng sợ !!!


Câu 58: Kể tên một số thư viện Javascript xử lí array và object?

Có 2 thư viện xử lí array và object nổi tiếng nhất hiện nay là:

Ví dụ:

// underscore.js
_.map([1, 2, 3], num => num * 3);

// lodash
_.map([4, 8], x => x * 2);

// Cách sử dụng khá giống nhau
Đáp án:

[3, 6, 9]
[8, 16]


Câu 59: Kết quả trả về là gì?

Khi xét thuộc tính cho object, JavaScript sẽ ngầm định stringify parameter. Trong trường hợp này, vì b và c là cả hai là object, nên sẽ được chuyển đổi thành "[Object Object]". Kết quả là, cả [b] và [c] đều tương đương với ["[Object Object]"] và có thể được sử dụng thay thế cho nhau. Do đó, khi ta tham chiếu [c] cũng giống như là tham chiếu [b].

Ví dụ:

var a = {},
  b = { key: 'b' },
  c = { key: 'c' };

a[b] = 123;
a[c] = 456;

console.log(a[b]);
Đáp án:

456


Câu 60: Kết quả trả về là gì?

Ví dụ:

var a = [1,2,3];

a[10] = 99;

console.log(a)
console.log(a[6])
Đáp án:

[ 1, 2, 3, <7 empty items>, 99 ]
undefined


Câu 61: Kết quả trả về là gì?

Ví dụ:

var output = (function (x) {
  delete x;
  return x;
})(0);

console.log(output);
Đáp án:

0
Kết quả trả về là 0. Bởi vì delete dùng để xóa property của object. Nhưng ở đây x không phải là object, nó là biến local variable nên delete không thể xóa được.


Câu 62: Kết quả trả về là gì?

Ví dụ:

var x = 1;
var output = (function () {
  delete x;
  return x;
})();

console.log(output);
Đáp án:

1
Kết quả trả về là 1. Bởi vì delete dùng để xóa property của object. Nhưng ở đây x không phải là object, nó là biến global variable có typeof number.